Tọa đàm “Phục hồi và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”

991

Ngày 26/11/2021, Viện KT&KDQT đã tổ chức Tọa đàm “Phục hồi và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.

Tham dự tọa đàm về phía trường ĐH Ngoại thương có PGS, TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng, PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương và TS. Nguyễn Thị Việt Hoa – Phó Viện trưởng Viện KT&KDQT cùng các cán bộ, giảng viên và sinh viên của Nhà trường. Về phía diễn giả và khách mời có PGS, TS Lê Xuân Bá – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; TS Trần Lương Thành – Trường ĐH Việt – Nhật; TS. Lý Đại Hùng – Viện Kinh tế Việt Nam; TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; TS. Nguyễn Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (DEPOCEN), cùng các nhà quản lý và doanh nghiệp quan tâm.

Có thể là hình ảnh về 17 người và văn bản

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS, TS Đào Ngọc Tiến cho biết tọa đàm được tổ chức nhằm lắng nghe, trao đổi, thảo luận về những góc nhìn cũng như đưa ra những đánh giá về chiến lược, định hướng phục hồi và phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hậu đại dịch.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

Phát biểu tại Tọa đàm, PGS, TS Lê Xuân Bá nhấn mạnh đại dịch Covid 19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đồng thời làm lộ ra những yếu kém về khả năng chống chịu của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên có nhiều diễn biến tích cực cho thấy tình hình kinh tế có thể tiếp tục được cải thiện và tăng trưởng được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm 2021 và các năm tiếp theo. Điều này phụ thuộc vào tình hình Covid-19 tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cũng như chất lượng các chương trình phục hồi kinh tế sẽ được Chính phủ thông qua trong thời gian tới.

Có thể là hình ảnh về 4 người

Tọa đàm được tiếp nối với tham luận về “Chiến lược xuất khẩu hướng tới nền kinh tế tri thức” của TS.Trần Lương Thành. Hai chỉ số quan trọng mà TS. Trần Lương Thành đưa ra là (i) Độ phức tạp của một sản phẩm – Product Complexity Index (PCI) nhằm đo lường hàm lượng tri thức bỏ ra để sản xuất một sản phẩm, và (ii) Độ phức tạp của nền kinh tế – Economic Complexity Index (ECI) được tính toán từ PCI tất cả sản phẩm xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu của một quốc gia. Từ đó, TS. Trần Lương Thành đưa ra một số phân tích và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu theo định hướng phát triển nền kinh tế tri thức cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản

Tham dự Tọa đàm, TS. Lý Đại Hùng mang đến bài trình bày về “Tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam”. Trong bài tham luận, TS. Lý Đại Hùng cho biết Quốc hội vừa thông qua chỉ tiêu về tăng trưởng GDP của năm 2022 là 6 – 6,5%. Do mức tăng trưởng này gần với giá trị về tốc độ dài hạn mà mô hình ước lượng (6,13%) nên có nhiều khả năng đạt được theo mô hình với các điều kiện thuận lợi. Thực tiễn tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào bối cảnh chung như tốc độ tăng trưởng của thế giới, Việt Nam và các địa phương.

Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản

Sau phần trình bày tham luận, TS. Đỗ Ngọc Kiên – Trưởng Bộ môn Kinh tế và Quản lý đã chủ trì thảo luận cùng với 3 diễn giả cùng các khách mời.

Có thể là hình ảnh về 3 người, màn hình và văn bản

Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bảnTS. Nguyễn Thị Việt Hoa phát biểu tổng kết tọa đàm

Có thể là hình ảnh về 20 người

Diễn giả và khách mời chụp hình cùng người tham dự Toạ đàm, giảng viên, sinh viên trường Đại học Ngoại thương