Sáng tạo kinh doanh xã hội (Social Business Creation – SBC) là nền tảng đào tạo dưới hình thức một cuộc thi toàn cầu do Trường Đại học HEC Montréal Canada (HEC – top 3 trường Đại học hàng đầu tại Canada) và Giáo sư Muhammad Yunus (Giáo sư đoạt giải Nobel Hòa bình 2006) khởi xướng, tổ chức và đảm bảo về chuyên môn và phương pháp. Cuộc thi có sự đồng hành tài trợ toàn cầu của Ngân hàng Scotiabank và nhiều tổ chức quốc tế khác.
Năm 2021, Cuộc thi thu hút sự đăng ký của 165 dự án đại diện 80 trường Đại học đến từ 24 quốc gia trên toàn thế giới như Canada, Argentina, Mexico, Brazil, Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam… Cuộc thi là sự kết hợp của một quá trình đào tạo và tổ chức thi giữa các nhóm dự án (labs), gồm 3 vòng:
- Vòng 1: Social Innovation là vòng thi trong đó các nhóm tham gia được đào tạo để phát triển các ý tưởng dự án sáng tạo kinh doanh xã hội;
- Vòng 2: Business Innovation tập trung đào tạo và hỗ trợ các nhóm xây dựng và triển khai mô hình kinh doanh một cách sáng tạo từ ý tưởng được phát triển ở vòng một;
- Vòng 3 – Vòng bán kết: Execution and scale-up. Tại vòng thi này, các nhóm dự án sẽ thuyết trình trước ban giám khảo của cuộc thi để thể hiện tiềm năng phát triển và mở rộng của dự án.
- Vòng Chung kết (diễn ra tại Montreal – Canada): Impacts – trong một tuần các nhóm sẽ được đào tạo chuyên sâu, được đi thực tế các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Montreal và được tư vấn trực tiếp (1-1) bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo kinh doanh xã hội để điều chỉnh mô hình kinh doanh của nhóm chuẩn bị cho vòng thuyết trình. Các nhóm vượt qua vòng thuyết trình sơ loại sẽ được vào vòng chung kết với nhiều giải thưởng rất lớn.
Tại Việt Nam, với vai trò quản lý SBC Hub, Trường Đại họcNgoại Thương (ĐHNT) đã thu hút được sự quan tâm của 54 dự án, trong đó có 38 dự án với 200 thành viên vượt qua sơ loại, chính thức tham gia cuộc thi. Vòng chung kết toàn cầu năm 2021 tới đây được tổ chức vào cuối tháng 9/2021 tại Montreal, Canada, có sự tham gia của 52 gương mặt đại diện là sinh viên ĐHNT.
Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (KT&KDQT) tự hào thông báo 24 sinh viên của Viện (trong tổng số 52 gương mặt đại diện trường Đại học Ngoại Thương) đã xuất sắc giành suất dự thi vòng chung kết SBC tới đây. Các sinh viên này đến từ các chuyên ngành đào tạo khác nhau của Viện KT&KDQT. Hơn 50% trong số đó là sinh viên đến từ các Chương trình Chất lượng cao và Chương trình Tiên tiến do Viện phụ trách chuyên môn.
Bảng: Danh sách các sinh viên của Viện KT&KDQT xuất sắc giành vé mời tham dự vòng chung kết SBC
STT | Họ tên sinh viên | Khóa – Lớp – Chuyên ngành | Tên dự án |
1 | Nguyễn Mạnh Hùng | K57 – Anh 3 CLC KTĐN | BAV (Business and Volunteer) |
2 | Nguyễn Minh Hiếu | K57 – Anh 4 CLC KTĐN | NANONEEM |
3 | Lê Ngọc Thùy Trang | K58 – Anh 1 CTTT – KTĐN | AfterTaste |
4 | Hoàng Thương Uyên | K57 – Anh 4 – KTĐN | ỐNG HÚT NGŨ CỐC – Cereal straws |
5 | Đỗ Thị Trang | K58- Anh 8- KTĐN | |
6 | Cù Thị Lan Anh | K57 – Anh 7 – KTĐN | Vietnam Young Facilitators |
7 | Lê Thị Ngọc Khánh | K58 – Anh 2 – CTTT – KTĐN | weshare.asia |
8 | Đoàn Thị Thùy Linh | K59 – Anh 4 – KTĐN | Youth+ |
9 | Nguyễn Thị Bích Ngọc | K58 – Anh 2 – CLC KDQT | CHEE |
10 | Phạm Thu Phương | K58 – Anh 2 – CLC KDQT | |
11 | Trương Thị Hà Ninh | K59- Pháp 1- KTĐN | Làng du lịch sinh thái cộng đồng ven biển |
12 | Đỗ Thị Thu | K57 – Anh 4 – KDQT | |
13 | Ngô Nguyễn Bảo Ngọc | K58 – Anh 2 – CTTT – KTĐN | Giặt là SÁNG – Tiệm giặt là người Điếc |
14 | Nguyễn Hương Giang | K58 – Anh 3 – CTTT – KTĐN | |
15 | Nguyễn Ngô Hằng Giang | K58 – Anh 2 – CTTT – KTĐN | |
16 | Nguyễn Công Đạt | K57 – Anh 2 – CLC – KTĐN | Yogurt |
17 | Đào Quỳnh Anh | K57 – Anh 9 – KTĐN | Mở Cửa |
18 | Doãn Ngọc Ánh | K57 – Anh 9 – KTĐN | |
19 | Trần Thanh Tâm | K57 – Anh 6 – KTĐN | |
20 | Đỗ Thị Thùy Dương | K58 – Anh 4 – KTĐN | |
21 | Nguyễn Huyền Trang | K57 – CLC LSCM | 2A – Active Ageing |
22 | Nguyễn Thùy Linh | K55 – Anh 1 – CLC – KTĐN | Tomato Bioclean (đội thi năm 2020) |
23 | Nông Mai Anh | K55 – Anh 1 – CLC – KTĐN | TASA (đội thi năm 2020) |
Trải qua 3 vòng thi đầy thử thách, các sinh viên của Viện cùng dự án của mình không chỉ xuất sắc lọt vào vòng chung kết toàn cầu mà còn đạt được một số thành tích ấn tượng. Nguyễn Minh Hiếu (K57 – CLC – KTĐN) cùng nhóm dự án Nanoneem đạt giải thưởng “Growth-oriented Social Business Model” trong vòng Bán kết và giải thưởng “Innovative Social Business Concept Award” trong vòng 1 của cuộc thi. Lê Thị Ngọc Khánh (K58 – CTTT – KTĐN) cùng nhóm dự án weshare.asia đạt top 3 giải thưởng “Growth-oriented Social Business Model”. Một số dự án ấn tượng khác có sinh viên Viện KT&KDQT tham gia như 2A-Active Ageing (dự án kinh doanh xã hội trang bị cho mỗi cá nhân sự hiểu biết và chủ động trong việc quản lý tài chính và chăm sóc sức khỏe, lập kế hoạch về hưu) với sự tham gia của Nguyễn Huyền Trang (K57 – CLC Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế), hay dự án Giặt là Sáng (dự án chuỗi cửa hàng giặt là sử dụng hoàn toàn nhân lực là người khiếm thính) với sự tham gia của em Ngô Nguyễn Bảo Ngọc (K58 – CTTT – KTĐN) và nhiều dự án khác. Đây đều là những dự án không chỉ có tiềm năng phát triển mà còn có ý nghĩa đóng góp giúp giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội.
Hình ảnh về đội thi và dự án của sinh viên:
Viện KT&KDQT vô cùng tự hào về các thế hệ sinh viên luôn năng động và nhiệt huyết tham gia các cuộc thi có ý nghĩa đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Chúc các em tiếp tục phát huy sự chủ động và sáng tạo, trí tuệ và tài năng của mình để đạt được thành tích tốt nhất trong vòng chung kết sắp tới!