[HỌC TẬP CÙNG CHUYÊN GIA] RECAP BUỔI SHARING “GLOBAL PROCUREMENT MANAGEMENT IN FMCG” TRONG KHUÔN KHỔ HỌC PHẦN QUẢN LÝ MUA HÀNG CỦA LỚP ANH 01- KHÓA 60 – CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

511

Ngày 05/12/2023 vừa qua, tập thể lớp Anh 01 – Khóa 60 – Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đã vinh dự được tiếp đón Ms. Trần Thị Thu Huyền – Vietnam Marketing Procurement Lead & SEAA Asset Creation tại Unilever với cương vị là diễn giả cho buổi sharing trong khuôn khổ học phần  Quản lý mua hàng toàn cầu cùng sự tham gia của giảng viên TS. Nguyễn Thị Bình – Giảng viên trực tiếp giảng dạy học phần.

Trong buổi sharing, diễn giả đã chia sẻ không chỉ những kiến thức lý thuyết căn bản về mua hàng toàn cầu mà còn giới thiệu cho sinh viên nhiều kiến thức thực tiễn về xây dựng và vận hành chiến lược mua hàng được áp dụng tại tập đoàn Unilever trong những năm vừa qua.

Cụ thể, theo chị Huyền, để xây dựng chiến lược mua hàng, tập đoàn đã tiến hành  phân tích kỹ lưỡng cấu trúc chi phí của hoạt động này (bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp), đồng thời đánh giá toàn diện vai trò, giá trị của hoạt động mua hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Với cách tiếp cận bằng sơ đồ phân chia các chi phí thành phần liên quan tới thu mua và quảng bá thành phẩm, chị Huyền đã thành công truyền tải kiến thức một cách rõ ràng nhất những kiến thức cơ bản nhất trong hoạt động mua hàng, từ làm cơ sở để chị tiếp tục đi sâu vào phân tích thực tiễn của Công ty Unilever trong hoạt động mua hàng trong những năm vừa qua.

Cũng theo chị Huyền, công ty Unilever đã thực sự rất chú trọng đến hoạt động quản lý mua hàng toàn cầu cũng như xây dựng mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp. Các mô hình tổ chức bộ phận mua hàng mà Unilever đã và đang áp dụng có thể kể đến như: Decentralized; Centralized; Global but distributed (đã ngưng năm 2021); Procurement expertise (hiện tại). Trong phòng mua hàng được cấu trúc thành 2 teams: 2 key teams: (i)  Business partner quản lý 400 mặt hàng được phân chia thành 5 business groups (Beauty & Well-being, Personal Care, Home Care, Nutrition, Ice Cream); (ii) Portfolio procurement: Quản lý các mặt hàng như raw material, packaging, marketing, business service and IT, Supply chain service, CAPEX MRO

Chị Huyền cũng dành khá nhiều thời gian chia sẻ sâu  về quy trình mua hàng tại Unilever, điểm khác biệt của quy trình này so với quy trình truyền thống. Công ty Unilever đã thêm một bước nữa ở phần đầu tiên của quá trình mua hàng đó là “stakeholder engagement” – giúp cải thiện nhiều mặt trong mối quan hệ với các bên liên quan và giảm thiểu các rủi ro hay sự không chắc chắn trong chu trình mua hàng ở các bước về sau.. Ngoài những đầu mục trên, chị Huyền cũng đã chia sẻ thêm về số hóa trong mua hàng và mua hàng bền vững, giúp các bạn sinh viên hiểu rằng mua hàng không đơn thuần chỉ là hoạt động mua bán thông thường mà còn là một hoạt động mang tính chiến lược cho doanh nghiệp.

Bằng cách trình bày cụ thể dưới góc nhìn từ chính người phụ trách khâu mua hàng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á tại một tập đoàn đa quốc gia, diễn giả đã giúp các bạn sinh viên hiểu được tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với doanh nghiệp, góp phần cung cấp định hướng cho các bạn sinh viên có mong muốn được theo đuổi lĩnh vực này sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Ngoại thương trong tương lai.